1.Trào ngược dạ dày có gây ra hôi miệng hay không?
Thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày kết hợp dịch mật, dịch dạ dày bị trào lên tiếp xúc với thực quản, vòm họng và cả miệng sẽ khiến người bệnh bị hôi miệng. Hôi miệng có thể được xem như là triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược.
Nhiều bệnh nhân gặp tình trạng hơi thở có mùi cảm thấy bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân do trào ngược chứ không phải từ các bệnh liên quan đến răng miệng. Việc điều trị chứng hôi miệng do trào ngược chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân kiểm soát được tình trạng trào ngược của mình.
2. Trào ngược thực quản nên nằm nghiêng bên nào?
Khoa học đã chứng minh có một số tư thế ngủ có thể giúp người bị trào ngược dạ dày cải thiện tình trạng khó chịu, giúp dễ ngủ hơn. Chúng tôi thường khuyên người bị trào ngược nên nằm ngửa khi ngủ, hoặc gối cao đầu giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, hạn chế khả năng acid dạ dày hay thực phẩm trào ngược lên trên.
Nếu không quen với việc nằm ngửa khi ngủ, người bệnh có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng về bên trái. Khi nằm nghiêng sang trái, dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản, giúp ngăn ngừa trào ngược hiệu quả. Nằm nghiêng bên trái cũng giúp góp phần hạn chế sự trào ngược của acid dạ dày lên thực quản – nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng về đêm.
3. Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có sao không?
Trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ họng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng sau:
- Làm tăng nguy cơ hình thành mô sẹo trong thực quản, khiến tình trạng hẹp thực quản càng trở nên nghiêm trọng hơn (ở giai đoạn muộn, người bệnh thường bị nôn ói nhiều, ăn uống kém, mất nước và làm tăng nguy cơ viêm phổi hít).
- Ung thư thực quản