Trong Y học cổ truyền, "cứu" thường sử dụng trong bệnh lý thuộc hư (bệnh đã lâu), bệnh thuộc hàn (lạnh).
“Cứu” là dùng sức nóng tác động vào các huyệt vị, đường kinh. “Cứu ngải” được hiểu nôm na là việc đốt dược liệu (lá ngải cứu khô) để thực hiện xông, tức lợi dụng sức nóng kích thích vào các huyệt vị, giúp khai thông kinh lạc, điều hoà khí huyết.
Tác dụng chính của phương pháp cứu ngải là điều khí, khai thông huyệt đạo đang bị tắc trở, nhằm phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Ngải cứu được hơ trên da tạo cảm giác nóng nhưng dịu, không bỏng rát. Sức nóng vào sâu đến huyệt tạo cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, mùi hương đặc trưng của ngải cứu còn có tác dụng an thần, định tâm.
- Cách bệnh thuộc hàn chứng như: người lạnh, tay chân lạnh, người hay sợ lạnh, hay bị lạnh bụng, viêm phế quản, hen suyễn, ho do lạnh, đau bụng kinh thể hàn và thể huyết ứ,…
- Các bệnh thuộc hư chứng như: người mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thở hụt hơi, tiêu hóa kém, tiêu chảy kéo dài, đi tiêu phân sống, viêm đại tràng, hạ huyết áp, tiểu đêm, thận dương hư, dễ bị cảm, hay đổ mồ hôi tay-chân,…
- Các chứng đau như: đau do căng cơ, đau do thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, đau do rối loạn tiêu hóa,…
Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý dạ dày tá tràng, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật,…